Brand Equity là gì? Hướng dẫn xây dựng Brand Equity vững chắc cho doanh nghiệp

Cập nhật ngày: Thứ năm, 28/03/2024 14:26:42
5/5 - (1 bình chọn)

Sự gia tăng các doanh nghiệp cạnh tranh đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Chính sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến Brand Equity trở thành một trong những tài sản quan trọng nhất doanh nghiệp. Vậy Brand Equity là gì? Làm thế nào để xây dựng Brand Equity vững chắc cho doanh nghiệp?

Xem thêm: Banner quảng cáo?

Equity là gì

Equity hay còn gọi là vốn chủ sở hữu, đây chính là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông. Nó là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phái trả.

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản  – nợ phải trả

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông công ty góp hoặc cam kết góp trong thời hạn nhất định. Số vốn này được quy định trong Điều lệ công ty và nó chỉ được phép thay đổi khi có sự đồng ý của cổ đông.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông và nó được cấu thành từ Vốn cổ phần (vốn điều lệ), Lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác.

Brand Equity là gì?

Brand Equity được hiểu là tài sản thương hiệu. Định nghĩa này đề cập đến tổng giá trị của thương hiệu như một tài sản riêng. Những giá trị tài sản thương hiệu được xác định bởi nhận thức của người tiêu dùng và trải nghiệm của khách hàng liên quan đến hình ảnh thương hiệu.

Tài sản thương hiệu thường được phản ánh trong cách khách hàng nhìn, cảm nhận và hành động đối với thương hiệu. Hiệu quả của tài sản vô hình này cũng được nhìn thấy trong sổ sách tài chính như thị phần, giá cả, nhu cầu và lợi nhuận.

Brand equity là gì?
Brand equity là gì? 

Các thành phần của Brand Equity

Tài sản thương hiệu thường bao gồm nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), lòng trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty), chất lượng cảm nhận (Quality), sự liên kết thương hiệu (Brand Associations) và các tài sản khác như bằng sáng chế, nhãn hiệu và các kênh truyền thông. Nó liên quan đến việc thực hiện lời hứa mà doanh nghiệp mang tới khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt lặp đi lặp lại với khách hàng của doanh nghiệp.

Brand Equity là gì? tài sản thương hiệu là gì, giá trị thương hiệu là gì (Ảnh: Behance)
Brand Equity là gì? tài sản thương hiệu là gì, giá trị thương hiệu là gì (Ảnh: Behance)
  • Nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness)

Bước đầu tiên của quá trình xây dựng tài sản thương hiệu là xây dựng nhận thức về thương hiệu. Nhận thức về thương hiệu là khi khách hàng nhớ mặt đặt tên được thương hiệu và có thể liên kết nó với sản phẩm/danh mục cụ thể. 

>> Có thể bạn quan tâm:  Checklist là gì?

  • Sự liên kết thương hiệu (Brand Associations) Sự liên kết thương hiệu là bất cứ điều gì mà khách hàng nghĩ đến hoặc liên quan đến thương hiệu. Tương tác với thương hiệu làm phát sinh các sự liên kết cần thiết. Đó có thể là nhân viên, màu sắc thương hiệu, quảng cáo, giọng nói, ngôn ngữ… Ví dụ, chúng ta có xu hướng liên kết màu đỏ với McDonalds và sự hạnh phúc với thương hiệu Coca Cola.Quảng cáo, sự hiện diện trực tuyến và ngoại tuyến, và các tương tác trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán làm phát sinh các liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Sự liên kết này rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó không chỉ dẫn đến doanh số lặp đi lặp lại mà còn giúp doanh nghiệp tiếp thị truyền miệng một cách hiệu quả.
  • Chất lượng (Quality)

Một trong những điều kiện tiên quyết chính để xây dựng tài sản thương hiệu vững chức là việc thực hiện lời hứa thương hiệu – đó chính là chất lượng. Khách hàng đánh giá thương hiệu bằng cách so sánh sản phẩm/dịch vụ với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở các thông số định tính và định lượng nhất định.

  • Trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience)

Trải nghiệm thương hiệu là tổng hợp kinh nghiệm của khách hàng với sản phẩm được cung cấp và thương hiệu nói chung. Nó bao gồm các trải nghiệm trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán cùng với các trải nghiệm với sản phẩm được cung cấp. Khách hàng có trải nghiệm thương hiệu tốt chắc chắn sẽ xem xét thương hiệu vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

  • Sự ưa thích thương hiệu (Brand Preference)

Sự ưa thích thương hiệu là một trong những chỉ số chính của tài sản thương hiệu mạnh trên thị trường. Một thương hiệu được ưa thích có thể tính phí nhiều hơn cho cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo rằng khách hàng có sự liên kết và trải nghiệm thương hiệu tốt.

  • Lòng trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty)

Một người trung thành với thương hiệu sẽ liên tục chọn một thương hiệu, và điều này lặp đi lặp lại. Khách hàng trung thành không chỉ dẫn đến doanh số lặp đi lặp lại, mà họ còn là nguồn tiếp thị truyền miệng tốt nhất đối với doanh nghiệp.

Brand Equity là gì?, Brand Loyalty, derived brand là gì, brand positioning là gì, brand association là gì
Brand Equity là gì?, Brand Loyalty, derived brand là gì, brand positioning là gì, brand association là gì

Làm thế nào để xây dựng Brand Equity vững chắc cho doanh nghiệp?

Bước 1: Xây dựng nhận thức

Muốn xây dựng tài sản thương hiệu vững chắc, trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng nhận thức của người tiêu dùng. Hãy chắc chắn rằng khách hàng nhận ra thương hiệu và hiểu về thương hiệu theo cách bạn dự định.

Giới thiệu một sản phẩm chất lượng vào thị trường là bước đầu tiên để xây dựng nhận thức của người tiêu dùng. Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng cực kỳ quan trọng để cung cấp một sản phẩm thu hút phản ứng tích cực từ người tiêu dùng. Điều này có thể đạt được thông qua tên thương hiệu, bao bì, người bán hàng hoặc giá trị mà sản phẩm cung cấp cho người dùng.

Brand Equity là gì? customer based brand equity là gì, đo lường tải sản thương hiệu (Ảnh: Behance)
Brand Equity là gì? customer based brand equity là gì, đo lường tải sản thương hiệu (Ảnh: Behance)

Bước 2: Truyền đạt ý nghĩa thương hiệu 

Người làm thương hiệu cần hiểu được ý nghĩa của thương hiệu và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải. Khi doanh nghiệp hiểu thị trường và vị trí của bản thân, đội ngũ truyền thông cần truyền đạt điều đó đến người tiêu dùng một cách nhất quán và hấp dẫn.

Sản phẩm và giá cả rất quan trọng, nhưng các khía cạnh khác trong kinh doanh cũng vậy. Từ tên thương hiệu cho đến hoạt động truyền thông xã hội, mọi bộ phận trong doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng và khách hàng tiềm năng phải cần phải được tinh chỉnh liên tục để đảm bảo nhắm mục tiêu dễ dàng.

Thiết lập hình ảnh thương hiệu của và mô hình hóa doanh nghiệp nhất quán sẽ khiến khán giả nhớ tới thương hiệu nhiều hơn. Hãy kiên định. Người tiêu dùng biết những gì họ thích, và họ thích những gì họ biết. Nếu bạn không biết những gì họ thích, hãy kiểm soát những gì họ biết.

Bước 3 – Định hình lại cách khách hàng nghĩ và cảm nhận về thương hiệu

Khách hàng phản hồi cảm nghĩ về thương hiệu thông qua các đánh giá và cảm xúc. Các đánh giá liên quan đến chất lượng, độ tin cậy, mức độ phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng và liệu thương hiệu của bạn có vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh hay không.

Việc thương hiệu cần làm là biến việc đưa ra phản hồi trở nên dễ dàng hơn với khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu, cũng như các cơ hội phát triển (và những điều cần tránh). Bạn phải tạo ra một hình ảnh tích cực trong tâm trí người tiêu dùng nếu muốn họ trở thành khách hàng thường xuyên hoặc. Nếu bạn định hình được cách khách hàng nghĩ về thương hiệu, doanh nghiệp sẽ mạnh lên và chứng kiến sự tăng trưởng thực sự.

Brand Equity là gì? Việc thương hiệu cần làm là biến việc đưa ra phản hồi trở nên dễ dàng hơn với khách hàng (Ảnh: Behance)
Brand Equity là gì? Việc thương hiệu cần làm là biến việc đưa ra phản hồi trở nên dễ dàng hơn với khách hàng (Ảnh: Behance)

Bước 4 – Xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng

Mức độ mạnh nhất – và khó đạt được – trong kim tự tháp thương hiệu là sự cộng hưởng. Điều này đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ khách hàng sâu sắc hơn. Đạt được điều này có nghĩa là khách hàng đã hình thành một mối liên kết tâm lý sâu sắc với thương hiệu. Họ mua hàng lặp lại và họ cảm thấy gắn bó với thương hiệu hoặc sản phẩm.

Nếu thương hiệu xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, họ có thể tham gia tích cực với tư cách là đại sứ thương hiệu và truyền miệng tới mọi người xung quanh.

Kết

Thấu hiểu về tài sản thương hiệu rất quan trọng bởi nhiều lý do. Không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, tài sản thương hiệu còn có thể đo lường mức độ trung thành và nhận thức của người tiêu dùng và thương hiệu.