Khởi nghiệp tinh gọn là gì? Tổng hợp các cuốn sách về khởi nghiệp 2022

Cập nhật ngày: Thứ sáu, 29/03/2024 06:34:18
5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn đã đầu tư và tìm hiểu về những phương thức khởi nghiệp, chắc chắn bạn đã từng nghe qua khái niệm khởi nghiệp tinh gọn. Đây là phương pháp bắt nguồn từ Lean Manufacturing của Toyota nhằm giảm thiểu các hao phí trong quá trình sản xuất xe ô tô. Vậy khởi nghiệp tinh gọn là gì? Những nguyên tắc cơ bản trong khởi nghiệp được rút ra từ kinh nghiệm thực tế ra sao? Với những bạn trẻ có mong muốn và đam mê khởi nghiệp, nickyssecretsociety sẽ giới thiệu cho các bạn tất cả những thông tin liên quan đến khởi nghiệp tinh gọn và 4 cuốn sách gối đầu giường dành cho bạn.

Xem thêm: Marketing Specialist là gì?

Khởi nghiệp tinh gọn là gì?

Lean startup là gì? Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) là một phương pháp để phát triển các doanh nghiệp và sản phẩm, nhằm rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và nhanh chóng phát hiện ra mô hình kinh doanh có khả thi không. Trung tâm của phương pháp khởi nghiệp này là giả định rằng khi các công ty khởi nghiệp đầu tư thời gian vào việc xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng sớm, công ty có thể giảm rủi ro thị trường và tránh việc ra mắt sản phẩm thất bại.

Bằng cách sử dụng các nguyên tắc Lean Startup, nhà phát triển sản phẩm có thể đánh giá sự quan tâm của người tiêu dùng về lợi ích của sản phẩm và xác định cách sản phẩm cần được tinh chỉnh. Quá trình này được gọi là học tập đã được xác nhận và có thể tránh được việc sử dụng tài nguyên không cần thiết trong quá trình sáng tạo và phát triển sản phẩm. Thông qua Lean Startup, nếu một ý tưởng có khả năng thất bại, nó sẽ thất bại một cách nhanh chóng thay vì bạn phải thử nghiệm sản phẩm chán chê rồi mới nhận về được kết quả thất bại. Phương pháp khởi động xây dựng thương hiệu tinh gọn coi việc thử nghiệm có giá trị hơn là lập kế hoạch chi tiết.

Tại sao khởi nghiệp lại quan trọng? Lean Startup là phương pháp phát triển doanh nghiệp và sản phẩm được nhiều công ty lựa chọn (Ảnh: Behance)
Tại sao khởi nghiệp lại quan trọng? Lean Startup là phương pháp phát triển doanh nghiệp và sản phẩm được nhiều công ty lựa chọn (Ảnh: Behance)

Thay vì kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp tinh gọn sử dụng mô hình kinh doanh dựa trên các giả thuyết được kiểm tra nhanh chóng. Dữ liệu không cần phải hoàn thành trước khi tiếp tục; nó chỉ cần đủ. Khi khách hàng không phản ứng như mong muốn, startup nhanh chóng điều chỉnh để hạn chế tổn thất và quay lại phát triển sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Thất bại là quy tắc, không phải ngoại lệ.

Xem thêm: Above the line marketing là gì?

Ưu điểm và lợi ích của khởi nghiệp tinh gọn

Lean Startup có một số các ưu điểm nổi trội sau:

  • Tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường: Với Lean Startup, các sản phẩm tạo ra liên tục được hoàn thiện thông qua vòng phản hồi sau các đánh giá với khách hàng. Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm với khách hàng cũ và mở rộng đối tượng khách hàng mới.
  • Giảm thiểu rủi ro: Áp dụng phương pháp Lean Startup không chỉ giúp giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp mà còn giảm thiểu nhiều rủi ro. Bởi bạn sẽ dễ dàng phát hiện sản phẩm của mình có sai hướng và không thành công thay vì kiên trì với một sản phẩm sẽ thất bại.
  • Làm việc thông minh hơn: Làm việc với những thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm thiểu quá trình làm việc dài miên man không hồi kết mà thay vào đó, bạn sẽ trở nên tập trung hơn vào sản phẩm đem lại thành công cho doanh nghiệp.
  • Học hỏi có kiểm chứng (validated learing): Với Lean Startup – định nghĩa khởi nghiệp tinh gọn, quá trình đánh giá sản phẩm được kiếm chứng thông qua việc học hỏi từ nhu cầu và phản hồi trực tiếp từ khách hàng, do đó, những sản phẩm bạn hoàn thiện sẽ có kiểm chứng hơn.
Kinh doanh tinh gọn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Ảnh: Jia-yi Zoe Liu)
Kinh doanh tinh gọn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Ảnh: Jia-yi Zoe Liu)

Theo Shikhar Ghosh, có 3 nhận định sai lầm khá phổ biến khi nhắc đến khởi nghiệp tinh gọn:

  • Cứ nghĩ cần phải xây dựng kế hoạch bài bản, đầy đủ và chuẩn xác nhất.
  • Tập trung nhiều thời gian, chi phí, tiềm lực vào bản kế hoạch, trong khi kết quả vẫn chưa rõ ràng. Không những thế, có nhiều kế hoạch còn khá viễn vông nhưng vẫn luôn lạc quan trong bước này.
  • Lean Startup không phải chỉ áp dụng ở những công ty nhỏ hoặc mới khởi nghiệp.

Một trong những điều tạo nên sự thành công của các công ty thời đại 4.0 đó chính là mô hình kinh doanh “tinh gọn”. Sự thành công đó được bắt đầu bởi phương pháp giúp định hình doanh nghiệp tuy tạm thời nhưng vẫn dễ dàng cải tiến, mở rộng hoạt động hơn.

3 cuốn sách khởi nghiệp tinh gọn bạn cần biết

The Lean Startup

Cuốn sách Khởi nghiệp Tinh gọn” (The Lean Startup) trình bày một mô hình khởi nghiệp vang danh trên toàn thế giới, giúp những bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp thay đổi cách thức xây dựng công ty và cách tung ra sản phẩm trên thị trường.

Eric Ries định nghĩa một startup là một tổ chức dành riêng cho việc thử nghiệm sản phẩm trong điều kiện không chắc chắn cực độ. Cách tiếp cận Lean Startup thúc đẩy các công ty có hiệu quả vốn hơn và thúc đẩy sự sáng tạo của con người hiệu quả hơn. Lấy cảm hứng từ các bài học từ sản xuất tinh gọn, nó dựa vào phương pháp “Học hỏi có kiểm chứng”, đo lường tiến độ thực tế mà không cần đến các chỉ số ảo và tìm hiểu những điều khách hàng thực sự muốn. Nó cho phép một công ty chuyển hướng với sự nhanh nhẹn, thay đổi kế hoạch từng chút một để hướng tới thành công.

Thay vì lãng phí thời gian tạo ra các kế hoạch kinh doanh phức tạp, The Lean Startup cung cấp cho các doanh nhân khởi nghiệp tinh gọn – trong các công ty thuộc mọi quy mô – một cách để kiểm tra liên tục, thích ứng và điều chỉnh sản phẩm trước khi quá muộn. Ries cung cấp một cách tiếp cận khoa học để tạo và quản lý các công ty khởi nghiệp thành công trong thời đại doanh nghiệp luôn cần đổi mới hơn bao giờ hết.

Tóm tắt review sách khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup) (Ảnh: Alexander Sandstrom)
Tóm tắt review sách khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup) (Ảnh: Alexander Sandstrom)

Cuốn sách The Lean Startup đã trả lời được các câu hỏi:

Start-up khởi nghiệp cầm theo đuổi mục tiêu cụ thể nào, và tại sao?

  • Cách quản trị các các doanh nghiệp start-up cần phải khác biệt so với các công ty lâu năm.
  • Mục đích của start-up là cần tìm ra mô hình hoạt động kinh doanh bền vững.
  • Lựa chọn mô hình kinh doanh bền vững bằng việc học tập qua kiểm chứng.

Làm sao để start-up tìm ra sản phẩm và mô hình kinh doanh đúng đắn?

  • Đưa ra giả định và kiểm chứng giá trị và tăng trưởng.
  • Phát triển sản phẩm khả dụng nhất và kiểm chứng thử trên thị trường.
  • Xây dựng, đánh giá, học hỏi – liên tục và nhanh chóng.
  • Thường xuyên chuyển hướng để tìm ra mô hình đúng đắn nhất.

Làm sao để giúp start-up khởi nghiệp tìm được động cơ tăng trưởng và phân tích số liệu đúng đắn?

  • Các Start-up trước tiên nên tập trung vào một động cơ tăng trưởng.
  • Số liệu ảo sẽ không giúp bạn tìm được mô hình kinh doanh đúng đắn
  • Xác định được số liệu cốt lõi và phân tích số liệu đúng cách.

Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z – Khởi nghiệp Tinh Gọn sách nói, đọc online, audio, MP3

Tải sách The Lean Startup – Khởi nghiệp Tinh Gọn bản tiếng Việt, tiếng Anh PDF:

Running Lean: Iterate from Plan A to a Plan That Works

Chúng ta sống trong một thời đại tuyệt vời để đổi mới. Chúng ta đang xây dựng nhiều sản phẩm hơn bao giờ hết, nhưng hầu hết trong số những sản phẩm đó không thành công – không phải vì không thể hoàn thành những gì đang xây dựng, mà vì đã lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức với một sản phẩm không thành công.

Do đó tất cả những gì khởi nghiệp cần là một quá trình có hệ thống để nhanh chóng kiểm soát ý tưởng sản phẩm và nâng cao tỷ lệ thành công. Đó là lời hứa của “Running Lean: Iterate from Plan A to a Plan That Works”

Trong cuốn sách về khởi nghiệp tinh gọn đầy cảm hứng này, Ash Maurya đưa bạn qua chiến lược chính xác để đạt được “sản phẩm / thị trường phù hợp” cho doanh nghiệp non trẻ, dựa trên kinh nghiệm của riêng mình trong việc xây dựng một loạt các sản phẩm từ công nghệ cao đến những sản phẩm hữu dụng. Cuốn sách là một công cụ lý tưởng cho các nhà quản lý doanh nghiệp, CEO, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà phát triển và lập trình viên, và bất kỳ ai quan tâm đến việc bắt đầu một dự án kinh doanh.

Review sách Running Lean: Iterate from Plan A to a Plan That Works (Ảnh: RyRob)
Review sách Running Lean: Iterate from Plan A to a Plan That Works (Ảnh: RyRob)

Lean Analytics: Use Data to Build a Better Startup Faster 

Marc Andreesen đã từng nói rằng “thị trường không tồn tại không quan tâm bạn thông minh như thế nào”. Cho dù bạn là một nhà sáng lập khởi nghiệp đang cố gắng phá vỡ một ngành công nghiệp, hoặc một người nội tâm cố gắng kích động sự thay đổi từ bên trong, rủi ro lớn nhất của bạn là tạo ra một sản phẩm mà không ai muốn.

Lean Analytics có thể giúp bạn. Bằng cách đo lường và phân tích khi bạn phát triển sản phẩm, bạn có thể tìm đúng khách hàng và quyết định nội dung cần xây dựng, cách kiếm tiền và cách truyền thông sản phẩm.

Được viết bởi Alistair Croll (Coradiant, CloudOps, Startupfest) và Ben Yoskovitz (Year One Labs, GoInstant), cuốn sách đưa ra các bước thực tế, đã được chứng minh để khởi động từ ý tưởng ban đầu cho phù hợp với sản phẩm / thị trường và hơn thế nữa. Với hơn 30 Case Study, và dựa trên một năm phỏng vấn với hơn một trăm người sáng lập và nhà đầu tư, cuốn sách là một hướng dẫn vô giá, thiết thực cho các học viên khởi nghiệp tinh gọn ở khắp mọi nơi trên thế giới.

5 nguyên tắc khởi nghiệp tinh gọn rút ra từ thực tế

1. Minimum Viable Product: Nghiên cứu và tạo ra sản phẩm khả dụng tối thiểu nhất  

Với khởi nghiệp tinh gọn, thay vì phải bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm thì bạn cần tạo ra sản phẩm demo một cách nhanh nhất. Bởi quá trình làm ra sản phẩm thử nghiệm sẽ giúp người kinh doanh hiểu được những đặc tính của sản phẩm mình, biết được công dụng cũng như những nhược điểm để khắc phục.

Nhờ nghiên cứu và sáng tạo ra sản phẩm thử nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra điểm khác biệt và độc đáo trong từng sản phẩm. Chẳng hạn như, nếu bạn đang làm cho công ty về thiết kế nội thất, với nhiều mặt hàng kinh doanh trang trí khác nhau đáp ứng cho nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, thay vì kinh doanh những sản phẩm đại trà mang tính phổ thông như vậy bạn có thể tạo ra sự khác biệt hơn trong sản phẩm với những đường nét và sự độc nhất mang dấu ấn rineg của thương hiệu bạn, đi theo trào lưu tối giản đáp ứng thị hiếu của công chúng trong thời đại mới.

2. The Feedback Loop: Xây dựng – Đo lường – Học hỏi

Khi bạn đã thử nghiệm sáng tạo ra sản phẩm mới, đừng quá đỏi hỏi sự chỉn chu và thành công 100% trên sản phẩm đó. Hãy tung ra thị trường để khách hàng trải nghiệm và sử dụng, những đánh giá của họ sẽ góp phần giúp bạn từng bước hoàn thiện sản phẩm theo hướng tích cực hơn.

Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho công ty bạn cũng cần cân nhắc đến những trải nghiệm của người dùng về sản phẩm mới này. Liệu nó mang lại những giá trị gì cho họ? Đây có phải là giải pháp tối ưu mà họ đang tìm kiếm trên thị trường?

Để hiểu rõ hơn và có thể cải tiến chất lượng theo hướng tốt nhất, bạn nên trực tiếp đưa những sáng lập viên đi thị trường để cảm nhận phản hồi từ khách hàng và có những định hướng mới về cải tiến sản phẩm. Quá trình cải tiến, nhận phản hồi và học hỏi  là 1 quá trình cần được lặp lại liên tục để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

3. Pivot or Perserver: Trọng tâm và bảo tồn

Mô hình ma trận BCG – áp dụng khởi nghiệp tinh gọn vào thực tế (Nguồn: Internet)
Mô hình ma trận BCG – áp dụng khởi nghiệp tinh gọn vào thực tế (Nguồn: Internet)

Ma trận BCG (ma trận Boston Consulting Group) nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách xác định rõ các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm cụ thể: Dấu hỏi (không biết thắng thua ra sao) – Ngôi Sao (sản phẩm bán rất chạy) – Bò sữa (sản phẩm bán đều đặn) – Chó mực (sản phẩm không bán được hàng).

4. Đo dung lượng thị trường

Nguyên tắc đo dung lượng thị trường nhằm dự đoán những dịch chuyển của thị trường và xu hướng người tiêu dùng để chuẩn bị cho những chiến lược phát triển lâu dài. Bạn có thể đo lường thị trường bằng nhiều tham số khác nhau, từ nghiên cứu thị trường nội địa về nhu cầu sử dụng sản phẩm đến việc tham chiếu với các công ty nước ngoài khác đang có hoạt động kinh doanh giống bạn, quy mô và cách thức hoạt động của họ và để thấy rằng xu hướng hoạt động kinh doanh lĩnh vực của bạn trong thời gian tới.

Mỗi công ty, mỗi ngành nghề sẽ có những cách thức đo lường thị trường khác nhau. Từ đó sẽ giúp bạn xác định hướng đầu tư đúng đắn cho doanh nghiệp từ cơ sở vật chất cho đến nguồn nhân lực để sáng tạo và tiên phong trên thị trường.

5. Đối thủ xuất hiện là tín hiệu tốt

Khi sản phẩm của bạn có đối thủ trên thị trường, chứng tỏ đây là tín hiệu tốt cho thấy lĩnh vực bạn đang đầu tư có nhiều tiềm năng để phát triển. Xét về góc độ tích cực thì việc xuất hiện đối thủ sẽ giúp sản phẩm của bạn được công chúng biết đến nhiều hơn, tăng áp lực cho công ty để tạo ra sản phẩm với nhiều tiện ích nhất cho khách hàng. Bởi khi có nhiều đối thủ kinh doanh trên thị trường, bạn buộc phải cải tiến chất lượng và chiến lược kinh doanh sao cho sản phẩm của bạn luôn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Đây cũng là phép thử trong nguyên tắc khởi nghiệp tinh gọn để ‘chọn lọc tự nhiên’ cho các doanh nghiệp, nếu không chịu thay đổi hoặc cải tiến, ắt sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Tổng kết

Các doanh nghiệp đã dành rất nhiều năm qua để tăng hiệu quả sản xuất bằng cách giảm chi phí. Nhưng chỉ đơn giản là tập trung vào việc cải thiện các mô hình kinh doanh hiện tại là không đủ. Hầu hết các công ty cần hiểu rằng nó cũng cần phải đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng bên ngoài bằng cách liên tục đổi mới. Để đảm bảo sự sống còn và tăng trưởng của họ, các công ty cần phải tiếp tục phát minh ra các mô hình kinh doanh mới. Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn sẽ giúp các doanh nhân thành công trên con đường này.

Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về kinh doanh khởi nghiệp. Chúc các bạn có thể áp dụng khởi nghiệp tinh gọn vào thực tế thành công.