Nhà quản lý là gì? Vai trò của nhà quản lý đối với doanh nghiệp?

Cập nhật ngày: Thứ sáu, 29/03/2024 05:46:59
5/5 - (1 bình chọn)

Khi bạn làm việc tại bất kỳ đâu nếu bạn là nhân viên thì bạn sẽ chịu sự quản lý của người khác và người lại nếu bạn là quản lý thì bạn sẽ quản lý nhân viên và chịu trách nhiệm của ai người cấp trên cao hơn. Vậy nhà quản lý là gì bạn có biết không? Những vấn đề cần thiết của nhà quản lý là gì và làm cách nào để trở thành nhà quản lý tốt và một nhà quản lý giỏi trong tương lai? Tất cả các thông tin này đều được tìm thấy thông tin tại bài viết này.

1. Nhà quản lý là gì? Các cấp độ nhà quản lý?

Nhà quản lý có vai trò là người lãnh đạo, hướng dẫn, đào tạo và giao việc cho đội ngũ nhân viên; họ phải chịu trách nhiệm cho kết quả mà đội ngũ nhân viên làm ra; họ thực hiện tất cả các công việc lên kế hoạch, tổ chức, quản lý, kiểm soát hiệu quả làm việc của con người, trang thiết bị máy móc; đảm bảo hiệu quả làm việc của mỗi quá trình và kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty.

Mỗi bộ phận sẽ có một nhà quản lý với phong cách quản lý khác nhau; có người thích quản trị theo phong cách quân đội, kiểm soát tất cả mọi thứ; hay nhà quản trị theo phong cách kết quả, không quan tâm quá trình nhân viên thực hiện công việc, chỉ cần đạt được kết quả; hay quá trình kiểm soát theo tiến độ, kiểm soát cả quá trình và kết quả làm việc của nhân viên.

Nhà quản lý là gì?
Nhà quản lý là gì?

Nhà quản lý xuất hiện tại các vị trí và ngành nghề khác nhau như: quản lý nhà hàng khách sạn; quản lý kho bãi; quản lý chứng từ; quản lý chi phí; quản lý hành chính; quản lý doanh nghiệp; quản lý thông tin; quản lý hậu cần; quản lý khủng hoảng; quản lý quan hệ khách hàng; quản lý bộ phận kinh doanh; quản lý bộ phận sản xuất; quản lý dự án; quản lý chất lượng; quản lý rủi ro;…

Trong hoạt động quản lý, vị trí quản lý được phân chia làm 3 cấp bậc, với từng vai trò và nhiệm vụ khác nhau: nhà quản lý cấp cao (CEO, tổng giám đốc, chủ tịch,…); nhà quản lý cấp trung (quản lý phòng ban, bộ phận, trưởng phòng,…); nhà quản lý cấp cơ sở, hạ cấp (trưởng nhóm; leader team;…).

Quản lý cấp cao là vị trí có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất đối với doanh nghiệp. Họ chính là người đề ra các mục tiêu dài hạn, dựa trên các yếu tố về nguồn lực doanh nghiệp và sự tác động, biến đổi của thị trường bên ngoài; từ đó đưa ra các quyết định để phát triển doanh nghiệp.

Những các nhân làm việc cho vị trí này thường là những người xuất sắc nhất; họ không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu rộng; họ còn có khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược trong dài hạn; các quyết định của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Các cấp độ nhà quản lý?
Các cấp độ nhà quản lý?

Quản lý cấp trung chịu trách nhiệm về hoạt động, kết quả làm việc của phòng ban trước nhà quản lý cấp cao. Nhà quản lý cấp trung thường chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định như: quản lý nhân sự; quản lý tài chính; quản lý thông tin hay quản lý rủi ro;… trong doanh nghiệp. Họ chịu sự giám sát của quản lý cấp cao và thực hiện các yêu cầu nhà quản lý cấp cao đề ra, vì mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.

Quản lý cấp cơ sở (hạ cấp) là quản lý của một đội nhóm trong một phòng ban nhất định; họ chịu trách nhiệm về kết quả công việc của team, nhóm với quản lý cấp trung; công việc của họ thường mang tính chất ngắn hạn.

2. Vai trò của nhà quản lý

Mỗi nhà quản lý ở các cấp bậc khác nhau sẽ có vai trò và quyền hạn khác nhau; đảm bảo cho tính thống nhất, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với môi trường bên ngoài doanh nghiệp; nhà quản lý có vai trò là người đại diện, có trách nhiệm trong việc tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp và đối tác kinh doanh; mở rộng cơ hội kinh doanh và phát triển.

Đối với doanh nghiệp, nhà quản lý có vai trò trong việc gắn kết nhân viên công ty, phổ biến đến các nhân viên về công việc và quan trọng nhất chính là quyền ra quyết định. Nhà quản lý phải tổng hợp ý kiến nhân viên; dựa trên các ý kiến đó để đánh giá, xem xét và ra quyết định cuối cùng. Nhà quản lý phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định mình đưa ra.

Vai trò của nhà quản lý
Vai trò của nhà quản lý

Ngoài ra, để nội bộ doanh nghiệp có thể vững mạnh, nhà quản lý phải biết quan tâm đến lợi ích của tập thể nhân viên trong công ty; tìm kiếm sự cân bằng về lợi ích của công ty và nhân viên; từ đó đưa ra các chính sách hợp lý. Điều này sẽ giúp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên; xây dựng cho họ một môi trường làm việc phù hợp; nhân viên yên tâm làm việc vì lợi ích cá nhân và sự phát triển của doanh nghiệp.

Luôn luôn tạo cho nhân viên sự hứng khởi trong công việc. Để nhân viên hoàn thành tốt công việc được phân công; họ cần có tinh thần trách nhiệm và sự hứng khởi trong quá trình làm việc. Điều này có thể bắt đầu từ các chi tiết nhỏ trong sự quan tâm của nhà quản lý đến nhân viên như: những bức hình tạo động lực được đặt khắp các nơi trong công ty; trên bàn nhân viên đều có một bó hoa nhỏ; không gian làm việc của nhân viên luôn được lau dọn sạch sẽ;…

Môi trường làm việc công bằng; đánh giá đúng năng lực dựa trên kết quả làm việc của môi nhân viên; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khen thưởng được công khai rõ ràng; quan tâm đến vấn đề sức khỏe và lợi ích đi kèm; không đẩy nhân viên vào các công việc ảnh hưởng đến sức khỏe;…

Vai trò của nhà quản lý trong doanh nghiệp
Vai trò của nhà quản lý trong doanh nghiệp

Luôn luôn lắng nghe chia sẻ và góp ý của nhân viên; đồng thời cũng chủ động chia sẻ và truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm của cá nhân để nhân viên hay những công sự có thể cải thiện kỹ năng; tạo mối quan hệ gần gũi, gắn bó; từ đó xây dựng sự cạnh tranh lành mạnh; cùng nhau phấn đấu, cùng nhau nỗ lực vì tương lai của cá nhân và vì sự phát triển chung của doanh nghiệp.

3. Chức năng của nhà quản lý

Nhà quản lý có các chức năng cơ bản như hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả. Đối với công việc hoạch định; nhà quản lý phải thực hiện việc xác định mục tiêu và cách thức hoạt động để đạt được mục tiêu đó. Tiến hành việc phân bổ nguồn nhân lực đến từng bộ phận và vị trí cụ thể; giúp từng bộ phận xác định được chính xác mục tiêu công việc và hoàn thành tốt từng mục tiêu cụ thể đó.

Càng ở vị trí lãnh đạo cấp cao; việc hoạch định càng có tầm ảnh hưởng lớn; huy động toàn bộ nhân lực công ty vì mục tiêu chung của doanh nghiệp; vị trí lãnh đạo cấp thấp cũng đóng vai trò quan trọng; các mục tiêu nhỏ được hoàn thành một cách xuất sắc, đảm bảo việc hoàn thiện bức tranh mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Sau khi đã hoạch định được mục tiêu chung; nhà quản lý cần tiến hành việc thực hiện và triển khai công việc đến từng vị trí, bộ phận cụ thể. Để làm được điều này, yêu cầu nhà quản lý phải hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, nguồn lực của công ty; phân công chính xác nhiệm vụ cho từng bộ phận; đảm bảo mỗi bộ phận đều thể hiện tốt nhất thế mạnh và tạo ra kết quả đáng mong đợi.

Chức năng của nhà quản lý
Chức năng của nhà quản lý

Người quản lý tiến hành giao việc cho bộ phận cấp dưới; đào tạo và hướng dẫn để họ nắm được bản chất công việc; đặc biệt là vị trí quản lý cấp trung hoặc quản lý cấp cơ sở; phải thường xuyên làm việc với các nhân viên mới, chưa hiểu rõ về tính chất công việc hay văn hóa công ty.

Trao quyền hành tương ứng với trách nhiệm và năng lực của từng bộ phận; nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược cụ thể và đường đi rõ ràng sẽ biết cách phân việc cho nhân viên một cách hợp lý; tránh việc đẩy nhanh tiến độ, gây áp lực lớn đến tiến độ làm việc.

Giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của từng bộ phận nhân viên; đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra theo đúng định hướng; nhanh chóng phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục; cổ vũ nhân viên bằng các giải thưởng nếu họ thực hiện tốt công việc; đẩy mạnh tinh thần chủ động làm việc của nhân viên.

Để làm được điều này, nhà quản lý cần phải trau dồi, rèn luyện các yếu tố cơ bản như: kiến thức chuyên môn của từng công việc và kiến thức quản lý chung; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng tư duy;…

Chức năng của nhà quản lý trong doanh nghiệp
Chức năng của nhà quản lý trong doanh nghiệp

Nhìn chung lại có thể thấy, vai trò nhà quản lý là vô cùng quan trọng; đây cũng lẽ là mục tiêu hướng đến của hầu hết tất cả nhân viên trong quá trình làm việc; tuy nhiên, đi kèm với nó là trọng trách công việc nặng nề và kỹ năng chuyên môn vững vàng. Hãy cố gắng, nỗ lực và chủ động học hỏi; vị trí nhà quản lý chắc chắn sẽ đến với bạn trong tương lai không xa.

Trên đây là bài chia sẻ của mình về nhà quản lý là gì? Vai trò của nhà quản lý đối với doanh nghiệp? Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn những thông tin thú vị trong quá trình bạn tìm hiểu về vị trí quản lý; chúc bạn luôn luôn may mắn và đạt được mục tiêu đề ra.